Nguyên nhân và cách khác phục khi gmail vào mục spam

Email là một trong số những kênh khá lâu đời trong các kênh Digital marketing. Tuy nhiên hiệu quả của kênh này vẫn rất cao. Và để chiến khai một chiến dịch email marketing thì không phải dễ. Đa số nó đều bị gặp một lỗi đó là thư bị đưa vào mục spam.

Thông thường nếu gặp vấn đề này các bạn thường có xu hướng là chấp nhận hoặc bỏ hẳn kênh email này vì nó không hiệu quả. Chính vì vậy trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn hiểu Nguyên nhân và cách khắc phục khi gamil bị vào mục spam.

Nguyên nhân và cách khác phục khi gmail vào mục spam

Xem thêm: Cách viết tiêu đề Email Marketing ấn tượng, hấp dẫn

1. Nguyên nhân thư bị vào mục spam

1.1 Chưa cấu hình xác thực domain để gửi mail không bị vào spam (SPF, DKIM,…)

Cấu hình xác thực domain nghĩa là khai báo cho cổng gửi mail (SMTP) biết rằng mình là người sở hữu domain này và  khi email tới mailbox của người dùng thì gmail/outlook,… sẽ biết được email này được gửi từ ai.

Để khai báo SPF, DKIM thì mỗi đơn vị cung cấp cổng gửi mail sẽ cung cấp cho bạn các record để thêm vào trình quản lý domain của mình.

Sau khi verify thành công và gửi mail thì bạn có thể thấy như hình bên dưới: “được gửi bởi: triggerm.digital”

Nếu bạn đang dùng tài khoản gmail cá nhân để gửi email marketing thì mình nên thay đổi ngay qua email theo domain để sử dụng hiệu quả hơn nhé.

1.2 Domain bị đánh dấu là blacklist

Trường hợp này là do trong quá khứ, domain của bạn đã đi spam quá nhiều và đã bị đánh blacklist. Trường hợp này khá khó để whitelist domain.

1.3 Không được sự cho phép gửi mail của khách hàng

Điều này có nghĩa là người nhận mail không cho phép bạn gửi mail tới họ. Vì vậy, việc đi mua data để gửi là điều không nên. Nguyên tắc số 1 của email marketing là bạn phải được sự đồng ý nhận mail từ khách hàng.

Khi người dùng nhận được email từ người lạ hoắc, gửi thứ họ không quan tâm thì khả năng cao người này sẽ report spam, điều này có thể dẫn đến tài khoản của bạn sẽ bị lock, domain bị giảm điểm uy tín, bị liệt vào blacklist.

1.4 Người dùng không nhớ bạn là ai?

Có một điều chúng ta cần phải công nhận để tìm giải pháp đó là khách hàng của chúng ta “rất mau quên”. Thật ra, chính các bạn có lẽ cũng đã từng là vị khách hay quên của ai đó rồi. Nghĩa là, bạn lướt facebook, thấy 1 bài post, 1 cái ads để nhận cuốn Ebook chia sẻ kiến thức, bạn click vào, điền form và có thể chỉ vài ngày sau đó họ không còn nhớ bạn là ai nữa.

Điều này dẫn đến sự thật khá buồn là họ sẽ report bạn là spam, mặc dù chính họ đã cung cấp thông tin. Một người có thể không sao nhưng nếu vài chục người cùng report thì bạn cũng có thể bị tình trạng thư đến bị chuyển vào spam.

1.5 Địa chỉ IP của bạn đã bị đánh spam

Đây là trường hợp phổ biến đối với các doanh nghiệp sử dụng domain share host hoặc dùng dịch vụ email server của 1 đơn vị không uy tín. Đại loại nếu dùng share host mà có 1 người đi spam là nguyên cái danh sách domain trên cái host đó cũng bị vạ lây. Hoặc sử dụng email server cũng tương tự.

1.6 Tỉ lệ mở email thấp

Điều này có nghĩa là các bên cung cấp dịch vụ email sẽ biết được người dùng có đọc được mail hay không. Nếu bạn gửi nhiều mà người dùng không đọc thì nó sẽ hiểu là người dùng không quan tâm và cho rằng bạn đang spam.

1.7 Thời gian sử dụng email của nguwoif dùng khá thấp

Bộ lọc thư rác của nhà cung cấp email như gmail sẽ biết được tần suất người sử dụng email đó.

Ví dụ bạn thường xuyên gửi email tới rất nhiều những địa chỉ email mà không còn hoạt động (email rất lâu không được sử dụng hoặc rất hiếm khi sử dụng) thì nó cũng sẽ cho email sau này bạn gửi vào spam email.

1.8 Email không có nút hủy đăng ký

Email không đính kèm nút hủy đăng ký giống như việc bạn mời họ vào nhà rồi khóa tất cả các cửa không cho họ ra vậy.

Do đó các email gửi đi luôn luôn phải có nút để khách hàng hủy nhận tin nếu họ không muốn nhận tin nữa, nếu không họ sẽ đánh dấu spam khi họ bắt đầu cảm thấy bạn đang làm phiền họ.

1.9 Chức các keyword mang tính spam

Các bộ lọc spam có thể đọc được text, do đó, nó có thể kiểm tra được trong email và tiêu đề của bạn có các từ ngữ mang yếu tố spam, quảng cáo hay không.

Dưới đây là danh sách  các từ ngữ mà bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng:

– quảng cáo, giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi, chiết khấu, đặt hàng ngay, …

1.10 Sử dụng html email

Theo thống kê thì việc dùng html thì tỉ lệ vào spam sẽ cao hơn so với dùng text đơn thuần. Một số chú ý khi dùng html:

  • Đúng kích thước hiển thị khi tới mailbox
  • Không để hình ảnh quá nặng
  • Không dùng nhiều font chữ, hoặc font chữ quá màu mè
  • Test kĩ hiển thị trên mobile, pc,… trên từng thiết bị.
1.11 Dùng template có sẵn

Đối với những template có sẵn mà đã có người mang nó đi spam thì khi bạn dùng template đó gửi thì bộ lọc của mail spam nó cũng sẽ nhận ra và đưa vào spam. Phần này TriggerM đề xuất bạn tự tạo email từ 1 trang trắng là tốt nhất, càng đơn giản càng hiệu quả.

Trên đây là 11 lỗi khiến thư đến bị chuyển vào spam và cách khắc phục. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng Email Spam, bạn có thể tham khảo giải pháp của TriggerM với việc sử dụng hệ thống Marketing Automation để gửi mail. TriggerM đảm bảo giúp bạn trong việc thiết lập địa chỉ Email Marketing chuẩn và có cái giải pháp giúp doanh nghiệp bạn có hướng làm Email Marketing chuẩn, tỷ lệ Spam sẽ được cải thiện và đảm bảo tỷ lệ Email Spam <10%.

2. Giải pháp

  • Đây là nguyên nhân khiến thư đến bị chuyển vào spam rất hay gặp nhưng hầu hết các bạn không biết vì không nắm rõ kỹ thuật. Phần này bạn cần có chút kinh nghiệm về các record trong quản trị domain để có thể add các record của nhà cung cấp cổng gửi mail đưa cho bạn.
  • Bạn có thể tạo sub-domain để warmup tăng tỷ lệ vào inbox trước khi gửi mail với số lượng lớn hơn hoặc mua 1 domain mới để sử dụng là nhanh gọn nhất.
  • Để được quyền gửi mail, bạn cần có các form “opt – in”, khách hàng sẽ tự nguyện điền thông tin vào các form, qua đó, cho phép bạn gửi email tới họ.
  • Sau khi điền form, sẽ chuyển các đối tượng đó qua 1 trang thank you page cùng với dòng chữ nhắc họ check mail. Ví dụ “Chúng tôi đã gửi tài liệu tới địa chỉ email của bạn, vui lòng kiểm tra email trong tất cả các hộp thư để nhận tài liệu nhé” cùng với đó là Tự động phản hồi 1 email ngay lập tức sau khi họ điền form.
  • Địa chỉ IP xấu khiến thư đến bị chuyển vào spam nhưng hầu như chúng ta không có cách nào để thay đổi. Cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết trường hợp trên là bạn sẽ phải đổi host, email server. Như vậy địa chỉ IP của bạn sẽ trở nên uy tín hơn, tình trạng mail bị vào spam cũng sẽ cải thiện và bạn chỉ cần tạo nên những nội dung thông điệp muốn truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng của mình.
  • Để cải thiện tỉ lệ mở thì bạn cần phải segment list data hiện tại của mình để gửi nội dung chính xác hơn. Ngoài ra cần phải tối ưu subject, tiến hành A/B testing để tối ưu open rate. Phần này Mautic hỗ trợ rất tốt.
  • Đây là nguyên nhân khiến thư đến bị chuyển vào spam không được phổ biến, rất nhiều bạn bảo giờ có gần cả trăm data thì khai thác thế nào. Nhưng khi hỏi thêm thì mới biết data này được tích lũy từ 5-7 năm trước, dấu chấm hỏi rất lớn cho chất lượng của tệp data này.

Kết luận: Trên đây tôi đã liền kê tất cả các nguyên ngân cũng như giải pháp để email của bạn không bị vào mục spam. Mong rằng sau khi đọc song bài viết ” Nguyên nhân và cách khác phục khi gmail vào mục spam” Các bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức mới. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào khác hãy cmt pử dưới nhé.

Xem thêm: Giải pháp phần mềm Email Marketing hiệu quả

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*