Nên dùng cPanel VPS hay Plesk VPS cho hosting của bạn?

Tốc độ tăng trưởng trong ngành công nghệ thật sự là chóng mặt. Xét từ những năm 2002, lúc đó không có nhiều sự lựa chọn, vào lúc đó VPS là một khái niệm gì đó quá xa vời. Tua nhanh đến hiện tại, bạn có rất nhiều sự lựa chọn, dù là cPanel hay Plesk, hai đối thủ luôn ganh đua nhau trong việc cung cấp phần mềm quản lý hosting.

Trước đây, với những người dùng Linux, bạn có Linux cPanel VPS, Linux Plesk VPS, và một số phần mềm mã nguồn mở khác. Nhưng với Windows, bạn chỉ có thể dùng Windows Plesk. Nhưng giờ đây, cPanel cũng đã phát hành Windows Enkompass, thứ cung cấp hầu hết các tính năng của cPanel nhưng lại được cấu hình cho windows và một số cài đặt mở rộng.

Linux cPanel VPS hay Windows Enkompass VPS?

Với những người dùng Linux, cPanel/WHM (WebHost Manager) vẫn là lựa chọn control panel phổ biến nhất và được tìm kiếm nhiều nhất bởi các khách hàng. Một gói cPanel VPS bao gồm cả WHM login và cPanel client login dùng để quản trị. cPanel cung cấp giao diện trực quan giúp chủ website có thể dễ dàng quản lý website của họ, trong khi đó WebHost Manager tự động hóa những thao tác quản trị máy chủ cho quản trị viên. Bằng cách này họ có thể đơn giản hóa những thao tác phức tạp, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoản của họ. Ngay cả những người chuyên nghiệp hoặc quản trị web nghiệp dư cũng đều thích những thứ mà cPanel và WHM mang lại, bao gồm cả năng kích hoạt những công nghệ web mới chỉ với một cú kích chuột. Nó giúp cho bạn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn của khách hàng trong chớp mắt.

Gần đây, cPanel đã phát hành VPS Optimized (Tối ưu hóa VPS) cho những người dùng VPS. VPS Optimized chỉnh sửa các thông số về hiệu suất một cách tự động nhằm mang đến giải pháp hosting chất lượng cao tốt hơn gấp nhiều lần. Giảm thiểu dung lượng bộ nhớ tiêu thụ là mục tiêu chính của VPS Optimied 2.0. Nó có thể giảm từ 12-15Mb trong bộ nhớ, về tổng thể có thể tiết kiệm thêm 60% so với phiên bản trước và vẫn có thể giữ lại toàn bộ các tính năng của bộ cPanel/WHM bình thường.

Phần mềm quản trị của cPanel được thiết kế để chủ sở hữu website có thể đơn giản hóa các tác vụ như tải lên và quản lý các trang web, tạo tài khoản thư điện tử mới, cài đặt ứng dụng trên nền web, bảo vệ trước xự xấm hại từ bên ngoài, thống kê website, cập nhật bản ghi chép lỗi, cài đặt tên miền phụ, tạo thêm sub-domain và rất nhiều những tính năng liên quan khác.
WHM – WebHost Manager được thiết kế dành cho những nhà quản trị máy chủ, đơn cử là VPS. Client của WHM cho phép bạn cài đặt và chỉnh sửa tài khoản cPanel, nhận thông báo mới nếu máy chủ bị dừng hoạt động đột ngột, cài đặt ứng dụng mới, tích hợp các công nghệ web, nâng cấp apachem và thậm chí cho phép bạn ghi ấn giao diện cPanel với logo tùy biến nếu bạn có nhu cầu.

Linux Plesk VPS hay Windows Plesk VPS?

Một trong những lợi thế của phần mềm quản trị Plesk là sự đơn giản. Khác với cPanel, cần đến 2 ứng dụng, một client và một phần mềm quản trị máy chủ (WHM), Plesk kết hợp cả 2 phần này bằng một địa chỉ đăng nhập duy nhất, và nó sử dụng nhiều phương thức đăng nhập khác nhau để truy cập đến quyền quản trị, reseller, client, chủ tên miền, hay những thuộc tính đặc quyền gán cho địa chỉ email nhất định.

Phần mềm quản trị Parallels Plesk có giao diện sáng sủa và dễ sử dụng hơn. Những tác vụ thường xuyên được sử dụng nhất sẽ được đưa ra giao diện chính và những lựa chọn trên menu được sắp xếp lại, giúp bạn tìm ngay ra thứ mình cần một cách nhanh nhất. Phần mềm Parallels Plesk cũng hỗ trợ nhiều chủ đề và màu sắc (skin) khác nhau, đồng thời cho người dùng khả năng thiết kế những chủ đề tùy biến, quản lý chúng trong một giao diện dựa trên trình duyệt (browser-based interface).

Từ khi Plesk 10 ra mắt, Parallels đã và đang liên tục cải tiến và thêm những tính năng mới nhằm giúp người dùng quản lý và sử dụng phần mềm một cách dễ dàng hơn mà không gặp phải khó khăn gì.  Quản trị nhiều tài khoản FTP cho Linux. Bộ quản trị mới cho admin, một hệ thống ghi nhận để kiểm tra tình trạng của máy chủ, và một giao diện tích hợp dành cho khách hàng và chủ doanh nghiệp để quản lý hóa đơn, kho bãi, thanh toán online và kế toán.

Trong những năm trước đây, Parallels Plesk chưa có toàn bộ những tính năng và cPanel hỗ trợ, nhưng mọi thứ đã thay đổi. Giờ đây, những tính năng cho Linux Plesk hay Windows Plesk và Linux cPanel hoặc Windows Enkompass đã gần như tương đương nhau. Như đã đề cập, sự khác biệt chính giữa hai thương hiệu là bố cục và cách sử dụng. Do đó nếu muốn biết mình hợp với phần mềm nào các bạn có thể lên dùng thử trên website của nhà cung cấp.

Vậy nên dùng cPanel hay Plesk?

So sánh giữa cPanel 11.28 và Parallels Plesk 10, chúng tôi khuyên bạn sử dụng Linux cPanel VPS cho người dùng Linux và Windows Plesk VPS cho những người dùng client Windows. Lý do của chúng tôi rất đơn giản, với Linux, cPanel là phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất và uy tín nhất. Với Windows, thì đó là Windows Plesk.

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*