cấu trúc website chuẩn SEO

Tiêu chuẩn tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO

Cấu trúc website là một nền tảng vững chắc cho SEO sau này. Cấu trúc website ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng của trang. Vì vậy nếu bạn quan tâm đến lưu lượng truy câp, tỉ lệ chuyển đổi của website thì không thể bỏ qua việc tối ưu cấu trúc.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tối ưu cấu trúc website đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn 17 tiêu chuẩn tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO. Nhưng trước tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu về cấu trúc website trước nhé!

1. Cấu trúc website là gì?

Cấu trúc website là các trang của một website được sắp xếp và liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các đường dẫn và điều hướng chính xác.

Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản như cấu trúc website như là tủ hồ sơ trong đó:

  • Website là Cái tủ.
  • Categories / Danh mục là Các ngăn tủ.
  • Subdirectory / Thư mục con là các Tập hồ sơ.
  • Và các Pages / Trang con là những Tài liệu.

Nếu như cấu trúc của website được sắp xếp và phân loại thì công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng định vị phần đó nằm ở đâu trong website.

Tiêu chuẩn tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO
cấu trúc website chuẩn SEO

2. Lợi ích tối ưu cấu trúc website

Một trang web có cấu trúc website chuẩn SEO sẽ có những lợi ích sau:

  • Nâng cao trải nghiệm người dùng:

Khi cấu trúc website đã được tối ưu thì trải nghiệm người dùng sẽ tốt . Và từ đó tỉ lệ thoát trang sẽ giảm và thời gian ở lại trang sẽ lâu hơn. Từ đó thứ hạng của trang sẽ được cải thiện.

  • Tăng hiển thị sitelink trong kết quả tìm kiếm:

Sitelink là một định dạng danh sách trên SERPs – để hiển thị trang chỉnh của web cùng với các Internal Link (Liên kết nội bộ).

Khi sitelink hiển thị tốt trên kết quả tìm kiếm sẽ rất tốt cho SEO => điều hướng người dùng tới trang web hiệu quả để tìm kiếm những thông tin liên quan và phù hợp với nhu cầu của mình. Nhờ đó, góp phần tăng tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

  • Giúp con bọ của Google Crawl và index nhanh hơn:

Một trang web có cấu trúc chuẩn SEO sẽ giúp con bọ crawl dữ liệu nhanh chóng và index những nội dung liên quan. Và sẽ giúp công cụ tìm kiến thu thập thông tin dễ dành, nhanh chóng.

  • Là đòn bẩy SEO hiệu quả:

Cấu trúc website chuấn SEO sẽ là đòn bẩy cho SEO. Không chỉ giúp trang tăng thứ hạng mà còn mở rộng phạm vi tìm kiếm. Giúp trang web thu về lượng lớn traffic lâu dài => tăng lượng leads => tăng doanh số bán hàng và ROI.

3. Tiêu chuẩn tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO

3.1 Đáp ứng được nhu cầu của người dùng

Khi sắp xếp cấu trúc trang và chọn liên kết, bạn cần xem xét 3 câu hỏi sau:

  • Người dùng sẽ tìm kiếm danh mục hay đọc thông tin gì trên website?
  • Những phần nào trên website?
  • Làm thế nào để cấu trúc của tất cả site đều liên quan đến nhau?

=> Một trang web có cấu trúc chuẩn SEO sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng truy cập nhanh nhất!

  • Ví dụ về cấu trúc website thương mại điện tử của Tiki – quản lý cả 3 yếu tố quan trọng: “Thỏa mãn” những gì khách muốn xem, đang tìm kiếm và dịch vụ / sản phẩm liên quan.
3.2 Xây dựng website bằng html sitemap

Hiện có 2 loại sitemap để xây dựng cấu trúc chuẩn SEO sau:

  • XML: Hỗ trợ cho các bot tìm kiếm.
  • HTML: Nâng cao trải nghiệm cho người dùng truy cập, dễ tìm thấy điều hướng hơn.

Một website có cấu trúc tốt sẽ giúp bạn kiểm tra được các mục còn thiếu và bổ sung nhanh chóng, đồng thời hạn chế trùng lặp nội dung.

3.3 Tận dụng tốt các Hub page

Hub page là một trang tổng hợp cực kỳ quan trọng đối với mọi website, đó có thể là trang giới thiệu hay trang danh mục và có sự kết nối đến các danh mục con cùng những chủ đề chi tiết hơn.

Vai trò của các Hub page như sau:

  • Cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quát về chủ đề.
  • Giải đáp tất cả câu hỏi mà người đọc quan tâm nhất.
  • Liên đến đến các dịch vụ / sản phẩm hàng đầu và những chủ đề phụ quan trọng.
  • Nâng cao trải nghiệm cho người dùng truy cập hơn so với các trang danh mục thông thường.
  • Xây dựng thẩm quyền dành cho một chủ đề cụ thể.

Các Hub page chất lượng sẽ có nhiều link liên quan trỏ đến => thẩm quyền của Hub page có thể chuyển đến tất cả danh mục / chủ đề con được liên kết.

Ngoài ra, bạn cần tăng thẩm quyền của các trang danh mục bằng cách thêm các sản phẩm / bài đăng hoặc thông tin về tiểu mục. Đặc biệt, những trang nào càng liên quan thì phải càng liên kết nhé!

3.4 Tạo cấu trúc Silo cho cấu trúc website

Các Hub page trong cấu trúc website liên kết với các chủ đề cực kỳ chặt chẽ. Nhưng “quyền năng” trang sẽ xuất hiện nếu kết hợp cùng với sức mạnh của Cấu trúc Silos.

Một trang web được thiết kế theo chuẩn cấu trúc Silo sẽ giúp tất cả nội dung được sắp xếp dựa trên các chủ đề liên quan với nhau.

Thêm vào đó, cấu trúc Silo giúp điều hướng người dùng chính xác và giúp Googlebot dễ dàng crawl và index nội dung trang nhanh hơn.

Một cấu trúc Silo tốt sẽ được nhóm chặt chẽ theo 3 yếu tố:

  • Liên kết theo ngữ cảnh
  • Điều hướng và cả Breadcrumb
  • Cấu trúc URL

Xây dựng cấu trúc Silo tốt sẽ giúp phân loại và sắp xếp nội dung website theo từng chủ đề liên quan. Nếu như Hub page được xem là Trung tâm thì cấu trúc Silo chính là Hệ thống bậc thang phân cấp không thể thiếu.

Tuy nhiên, Silo không chỉ đơn thuần là liên kết qua lại, mà bạn có thể liên kết giữa các trang có liên quan với nhau.

!! Nếu website của bạn có cấu trúc Silo được xây dựng tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược SEO lâu dài.

3.5 Liên kết chéo trang có ngữ cảnh liên quan

Sau khi tạo cấu trúc website chuẩn SEO theo dạng Hub page và sắp xếp theo các tầng Silo. Đây là lúc bạn sẽ tối đa hóa sức mạnh từ chúng!

Như Prodima đã nói ở trên, đối với cấu trúc Silo không chỉ gồm các liên kết lên và xuống, mà bạn có thể tạo liên kết giữa các trang liên quan với nhau.

3.6 Liên kết Authority site với Landing Page

Landing Page (Trang đích) được xem là trang quan trọng bạn muốn điều hướng người dùng truy cập để tạo ra chuyển đổi. Đây có thể là:

  • Trang web chuyển đổi cao nằm dưới tầng sâu trong Silo.
  • Trang bán hàng bạn muốn quảng cáo trên Trang chủ.
  • Hoặc bất kỳ trang nào được đầu tư mà chưa có nhiều liên kết tốt.
3.7 Điều hướng nhiều chiều thông minh

Bạn có thấy điểm nổi bật của website thương mại điện tử này chứ? Đúng vậy, chính là bộ lọc tùy chọn, cũng là điều hướng nhiều chiều thông minh. Điều hướng nhiều chiều (faceted navigation) là điều hướng có cấu trúc, cho phép người dùng sắp xếp, lọc và thu hẹp kết quả. Và dựa trên nhiều tính năng và tiêu chí họ muốn, giúp họ nhanh chóng tìm được sản phẩm hơn.

Nhưng với công cụ tìm kiếm, loại tính năng này tạo ra hàng triệu cấu trúc URL nội dung tương tự nhau. Để giải quyết vấn đề, hãy khuyến khích các bot thu thập thông tin và lập chỉ mục website bạn muốn thúc đẩy. Ví dụ như “Giày dép Nữ” hoặc “Giày thể thao nữ” của Bitis. Song song đó không khuyến khích bot cào dữ liệu, lập chỉ mục với các URL có giá trị thấp.

3.8 Gắn link nội dung mới thật nổi bật

Bạn cần đăng tải một dịch vụ / sản phẩm hoặc đăng bài viết mới. Nhưng nếu chỉ vậy thì ai sẽ quan tâm?

  • Khả năng hiển thị = 0.
  • Thứ hạng = 0.
  • Lượng truy cập = 0.

Dù bạn có thêm vào sitemap trang hay share lên các trang mạng xã hội… thì vẫn không đủ tín hiệu mạnh để Google có thể đánh giá.

3.9 Liên kết bài viết mới đến bài viết cũ

Chắc hẳn bạn cũng biết về thủ thuật SEO website cực kỳ lâu đời này. Với những người mới bắt đầu thì nên nhớ rằng: Luôn cố gắng liên kết từ những bài viết mới đến một số bài viết cũ liên quan và hữu ích.

  • Hiệu quả khi triển khai phương pháp này: Xây dựng thẩm quyền và củng cố Content Hub một cách tự động.

Và đừng quên lặp lại thói quen này: Tối ưu SEO nội dung cũ => Sản xuất nhiều bài viết mới => liên kết giữa các nội dung.

3.10 Giảm liên kết không cần thiết

Sẽ có nhiều người thắc mắc: Vì sao phải loại bỏ các link không cần thiết? Điều này mang lại lợi ích gì?

Trước tiên, các liên kết nhất định trên mỗi trang sẽ được chia cho các External Link (Liên kết ngoài). Và có càng nhiều liên kết trỏ về một trang thì thẩm quyền cho mỗi liên kết sẽ ít đi.

Tip hay:

  • Thứ nhất: Chỉ chuyển thẩm quyền đến những trang quan trọng.
  • Thứ hai: Với những trang cấu trúc website chuẩn SEO lớn có đến hàng ngàn liên kết / trang. Googlebot sẽ ưu tiên crawl một vài URL. Và đó có thể không phải là URL mục tiêu bạn muốn index.

Việc gửi tín hiệu cho Google về mức độ ưu tiên và liên quan của các URL để dễ dàng kiểm soát các bot khi thu thập thông tin.

  • Ví dụ: Nếu bạn liên kết đến tất cả thông tin trong Header như: Về chúng tôi, hồ sơ xã hội, danh mục sản phẩm, trang blog… Đồng nghĩa, các link ở tầng bên dưới sẽ có ít thẩm quyền hơn.
3.11 Tối ưu URL

URL được viết tắt từ Uniform Resource Locator có mục đích để tham chiếu tài nguyên trên Internet và mang về các siêu liên kết cho website. Hoặc đơn giản hơn, URL là địa chỉ điều hướng khách đến một website cố định trên Internet.

Thông qua đường dẫn URL, người dùng trực tuyến và Googlebot mới tìm thấy trang web của bạn. Và đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tối ưu SEO website, giúp trang “leo” top trên các trang kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra, việc tối URL sẽ giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề của website bạn. Điều này giúp tăng lượng truy cập tự nhiên vào trang tốt hơn.

Một URL chuẩn SEO sẽ không chứa các ký tự đặc biệt như: @, #, $, %, &, *, không để chữ có dấu và sẽ càng tốt nếu URL được bắt đầu bằng từ khoá chính.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng dấu “-” trong URL để tăng mức thân thiện với người dùng và Googlebot. Và điều quan trọng cuối cùng là URL chuẩn sẽ khoảng 60 ký tự và không nên có hơn 3 slug trong một URL (nếu có).

Lưu ý: Khi trang web đã được index thì bạn không nên điều chỉnh URL, sẽ dẫn đến lỗi 404. Trong trường hợp cần thay đổi, bạn hãy redirect 301 về URL mới.

3.12 Anchor text

Sẽ có nhiều người nghĩ rằng Anchor Text không quan trọng cho một cấu trúc website chuẩn SEO. Nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm!

Khi bạn dẫn link đến một trang bất kỳ để điều hướng, Anchor Text đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì các điều hướng được tạo sẽ dùng cho toàn bộ cấu trúc trang.

Đồng thời, Anchor Text còn giúp Google xác định mức độ liên quan của nội dung được dẫn link và thông báo cho người dùng truy cập để nhấp vào.

Thêm vào đó, bạn nên mô tả cấu trúc Anchor Text chi tiết nhất sẽ hỗ trợ SEO cho trang tốt hơn. Ví dụ:

  • Thay vì chọn Anchor Text là “Quy trình SEO” thì bạn nên sử dụng “Quy trình học và làm SEO“.
3.13 Thiết lập mối quan hệ chủ đề
3.14 Tối ưu hóa phân trang

Khi sử dụng cấu trúc phân trang, có thể bỏ qua chi tiết nhỏ giúp tăng khả năng sử dụng và SEO:

  1. Google hiện bỏ qua đánh dấu rel = pres / next. Điều quan tâm là bạn không dựa vào đó làm phương pháp phân trang duy nhất của mình.
  2. Đừng bỏ qua liên kết phân trang ở cuối trang của bạn. Bởi vì đây là liên kết thực tế,và không chỉ là gợi ý.
  3. Hãy nhớ rằng liên kết phân trang là liên kết thực. Điều này có nghĩa là chúng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và thu thập thông tin trên website.
  4. Đồng thời cũng có thể chuyển các tín hiệu liên kết thực như xếp hạng trang (thực tế chỉ là một lượng nhỏ).
3.15 Làm phẳng cấu trúc thông tin

Cấu trúc “phẳng” là cấu trúc tiêu chuẩn mà các trang quan trọng sẽ nằm gần trang chủ. – người dùng không cần click chuột quá nhiều khi điều hướng.

Một quy tắc về tối ưu UX/UI mà bạn nên ghi nhớ “3 lần click”! Bạn có thể hình dung như sau:

  • Website của bạn liên kết đến 10 cấu trúc web khác nhau => tiếp tục liên kết đến 10 cấu trúc web khác. Bạn phải đảm bảo người dùng có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trong 1.000 website chỉ với 3 lần nhấp chuột.

Trong trường hợp, trang của bạn có cấu trúc > 10 liên kết thì số lượng trang nằm trong 3 lần nhấp sẽ tăng rất nhiều, dẫn đến…

Càng Click depth sâu – Url càng yếu

Một cấu trúc website chuẩn SEO tốt sẽ có Click depth thấp, giúp người dùng truy cập dễ tìm kiếm các trang quan trọng. Việc tạo ra quá nhiều liên kết trên website sẽ gây ra nhiều vấn đề khác. Do đó, bạn nên giữ tất cả site quan trọng những trang có thẩm quyền cao nhất là đủ!

Kiểm tra click dept như thế nào? Bạn có thể sử dụng công cụ Audit SEO cung cấp báo cáo chi tiết về Click depth, như Screaming Frog…

Kết luận: Đây chính là các Tiêu chuẩn tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO. Mong rằng bạn sẽ thích bài viết này. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào khác. Hãy cmt phía dưới nhé tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể.

Xem thêm: https://zozo.vn/thiet-ke-website-ban-hang

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*